MDF không chống ẩm tốt? Dùng HDF làm vách ngăn ngay

Vách ngăn CNC sử dụng tấm MDF rất phổ biến nhưng nhược điểm lớn nhất là không thể sử dụng ngoài trời, biện pháp thay thế khả dĩ nhất chỉ có thể là tấm HDF.

Từ khóa tìm kiếm: MDF, tấm MDF, vật liệu vách ngăn, vat lieu vach ngan, tam vach ngan, tấm vách ngăn, vach ngan cnc, vách ngăn cnc, vách ngăn phòng khách, vach ngan phong khach.

HDF đang trở thành giải pháp thay thế cho MDF tại những khu vực ẩm thấp tại nước ta. Hơn nữa loại vật liệu này cũng có rất nhiều đặc tính nổi bật khác mà bạn có thể tìm thấy trong bài viết dưới đây.

I. Giới thiệu tấm HDF:

Hình dạng tấm HDF
Được viết tắt từ High Density Fiberboard (tạm dịch tấm sợi mật độ cao, tấm gỗ HDF còn được gọi với tên tấm ván ép HDF)
Gỗ HDF chứa 85% gỗ tự nhiên, 15% còn lại hầu hết là những chất phụ gia làm tăng mức độ cứng của sợi gỗ cũng như khả năng kết dính giữa chúng với nhau. HDF hiện nay thường sử dụng lõi đạt chuẩn E1, một chuẩn đảm bảo sản phẩm tới tay người dùng với độ bền, độ cứng, có nguồn gốc tự nhiên cũng như không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

II. Thông số kỹ thuật tấm HDF:

Giá trị chống thấm V313. 
Tiêu chuẩn chất lượng E1.
Kích thước chuẩn: 2000 mm x 2400mm.
Độ dày chuẩn: 6 - 24 mm

III. Quy trình sản xuất tấm HDF:


Tấm vách ngăn HDF
Bột gỗ đầu vào có nguồn gốc từ nguyên một khối gỗ tự nhiên, luộc rồi sấy khô trong lò sấy nhiệt độ cao lên tới 2000 độ C. Tương tự như những tấm ván ép khác, tấm HDF được xử lý, trích xuất hết nhựa cây trong gỗ sau đó sấy khô sạch nước, dây chuyền áp dụng công nghệ tân tiến và tự động hoá triệt để giúp tiết kiệm thời gian, cho năng suất cao. Bột gỗ trên sau đó được quyện với phụ gia công nghiệp giúp tăng mức độ cứng cho vật liệu, chống tác động từ môi trường. Tiếp đó gỗ được ép với áp suất cao (850-870 kg/cm2) rồi cắt thành từng khối với kích thước và độ dày tiêu chuẩn.
Các tấm ván HDF sau khi qua công đoạn xử lý bề mặt sẽ được chuyển sang dây chuyền tự động cắt theo kích thước quy định, tùy vào nhu cầu mà được cán phủ lớp tạo vân gỗ & lớp phủ bề mặt, lớp này thường được làm từ Melamine Resin kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt, giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt.

IV. Ưu điểm tấm HDF:

Làm vách ngăn, cửa phòng vệ sinh bởi khả năng chống ẩm cực mạnh
- Gỗ HDF có khả năng cách âm lẫn cách nhiệt khá tốt nên thường sử dụng cho phòng học, phòng ngủ, tủ bếp, phòng tắm,...
- Cấu trúc ván HDF được gia cố bằng khung gỗ xương ghép công nghiệp được xử lý hóa chất chống mối mọt, ngoài ra còn khắc phục được các nhược điểm như nặng, cong, vênh trên gỗ thường.
- Khả năng tùy biến màu sắc trên HDF cao.
- Bề mặt nhẵn bóng, phẳng tuyệt đối.
- Do kết cấu bên trong có mật độ hạt gỗ cao hơn các loại ván ép thường nên gỗ HDF chống ẩm đặc biệt tốt hơn tấm MDF. Được mệnh danh là "siêu chống ẩm"
- Độ cứng cao.

V. Ứng dụng gỗ HDF trong nội thất :

Sàn nhà bằng tấm HDF
- Thi công nội thất, vách ngăn phòng ngủ, vách ngăn cầu thang cnc, cửa ra vào, tủ, kệ,..
- Sàn gỗ bởi tính ổn định cao, bề mặt nhẵn mịn.

Sử dụng MDF cho những công trình gần nơi độ ẩm cao thường sẽ là quyết định không sáng suốt mà thay vào đó bạn nên chọn HDF, vừa đem lại độ cứng cao mà còn cho hiệu quả chốn ẩm vượt trội. Để tìm hiểu thêm về việc thi công vách ngăn cũng như chọn mua mẫu vách ngăn đẹp bạn có thể xem thêm tại Thư viện mẫu CNC.

0 nhận xét

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới Thư viện mẫu CNC.
- Mọi ý kiến thắc mắc sẽ được phản hồi trong 2h làm việc.
- Liên hệ thuvienmaucnc@gmail.com để đặt mẫu trả phí.